Thứ Hai, 30/01/2017 14:51

Robot Trung Quốc và Ấn Độ tấn công thị trường ngành logistics Nhật Bản

Các startup từ Trung Quốc và Ấn Độ đã triển khai robot vận hành kho bãi của họ tại Nhật Bản, nơi tình trạng thiếu hụt lao động kéo dài đã làm cho ngành logistics phải căng sức để theo kịp đà tăng trưởng của hoạt động mua sắm trực tuyến.

ILO: Cần tập trung nhiều hơn vào người lao động khi vai trò của robot tăngRobot 'công chức' giúp dân làm giấy tờRobot không phải "kẻ cướp việc làm"Trung Quốc đạt kỷ lục về sức mua robot năm 2017

Robot của Quicktron di chuyển kệ hàng có chứa các sản phẩm cần thiết đến giao cho nhân viên thu gom đơn hàng. Nguồn: Quicktron

Công ty Quicktron có trụ sở tại Thượng Hải, Trung Quốc đã bắt đầu tiếp thị robot của mình tại Nhật Bản, với mục tiêu tiếp nhận khoảng 200 đơn đặt hàng robot trong năm 2019.

Trong khi đó, hãng GreyOrange của Ấn Độ lại đang hợp tác với các đối tác Nhật Bản để tiếp thị robot Butler của mình trên khắp đất nước Mặt trời mọc này.

Hai hãng này đang cạnh tranh với các công ty Nhật Bản cung cấp thiết bị tự động hóa kho bãi như Daifuku, vốn tập trung cung cấp lắp đặt hệ thống băng tải và các thiết bị cố định khác.

Nhưng robot của Quicktron có giá bằng 2/3 đến 1/2 so với các hệ thống máy cố định và tiết kiệm khoảng 50% thời gian để làm quen và sử dụng chúng.

Khi nhận được lệnh từ trí tuệ nhân tạo, một robot Quicktron sẽ đến bên dưới một kệ di động có chứa sản phẩm mong muốn và đưa kệ đó đến nhân viên nhận đơn đặt hàng để lấy hàng, sau đó đưa trả lại kệ về khu vực lưu giữ. Quy trình vận hành này giúp nhân viên không phải thường xuyên đi đến các kệ để lấy hàng và giúp doanh nghiệp giảm 3/4 số lượng nhân viên cần thiết để chọn - lấy sản phẩm và hoàn thành các đơn hàng.

Quicktron đã bán khoảng 5.000 robot logistics kể từ khi thành lập vào năm 2014, trong đó bao gồm cả 700 sản phẩm cho Alibaba. Trong khi đó, GreyOrange sẽ bán robot Butler của mình tại Nhật Bản thông qua các nhà phân phối bao gồm Daiwa House Industry, nhà phát triển các cơ sở logistics. Một công ty chuyên bán buôn các thiết bị máy móc sẽ tiếp nhận khoảng 70 tobot Butlers để sử dụng tại một nhà kho ở ô Tokyo trong năm nay.

Thị trường hệ thống và dịch vụ logistics thế hệ mới tại Nhật Bản sẽ đạt 3,9 nghìn tỷ yên (35,9 tỷ USD) vào năm 2025, công ty nghiên cứu thị trường Fuji Keizai có trụ sở tại Tokyo cho biết.

Anh Tuấn (Lược dịch từ Nikkei Asian Review)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dự luật về nhập cư ở Pháp gây tranh cãi
Dự luật về nhập cư ở Pháp gây tranh cãi

Dự luật về nhập cư mới tại Pháp hướng đến việc cấp thẻ cư trú có thời hạn cho những lao động nhập cư bất hợp pháp đang gây ra làn sóng tranh cãi trong dư luận.

RAM - sân chơi của những chú robot
RAM - sân chơi của những chú robot

Tôi còn nhớ những năm giữa 2010, xem tivi thường thấy những trận đấu robocon đầy hấp dẫn được phát trực tiếp trên truyền hình. Những chú robot được các anh từ các trường đại học chế tạo ra, có thể gắp bóng, đánh cầu lông, đánh trống… đã hấp dẫn rất nhiều học sinh, sinh viên thuở bấy giờ. Từ đó, nhiều bạn học sinh đã luôn ước ao được một lần tận hưởng không khí trên sân đấu robot ấy.

Có cơ chế, môi trường, startup ngại gì không phát huy
Có cơ chế, môi trường, startup ngại gì không phát huy

Từ khi triển khai Đề án 844 (Đổi mới sáng tạo quốc gia), đến nay, bên cạnh hưởng lợi từ những chương trình, dự án cấp bộ ngành, Thừa Thiên Huế đã huy động nhiều nguồn lực xây dựng cơ chế, chính sách, hạ tầng, môi trường... để kích thích, hỗ trợ phát triển khởi nghiệp trong toàn cộng đồng.