Thứ Hai, 08/06/2020 14:01

Tăng lương cho giáo viên mầm non: "Có thực mới vực được đạo"

Trước thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo kiến nghị tăng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non tối thiểu từ 35% lên 70%, đông đảo dư luận rất quan tâm.

Chính sách để đảm bảo chất lượng chương trình giáo dục mầm non mới

Giáo viên mầm non cần được quan tâm để yên tâm làm việc

Tốt nghiệp ngành sư phạm tiểu học, ngay khi mới ra trường, cô Lê Thị Hằng về công tác tại 1 trường mầm non trên địa bàn TP. Huế. Càng ngày công việc của giáo viên mầm non đặt ra yêu cầu càng cao về chuyên môn. Đơn cử, khi thực hiện chương trình giáo dục mới, riêng nhiệm vụ giáo dục trẻ phải thực hiện đổi mới theo hướng mở. Do đó, đòi hỏi giáo viên phải có độ sâu về kiến thức, kỹ năng chuyên môn. “Đã có không ít lần tôi muốn bỏ nghề sau 10 năm công tác, nhưng lại cố đợi chờ, hy vọng chính sách tăng lương, hỗ trợ giáo viên sớm được thực thi để yên tâm bám nghề" - cô Hằng chia sẻ.

Nóng ở diễn đàn Quốc hội trong những ngày gần đây khi Bộ GD&ĐT cung cấp thông tin, chỉ trong 10 tháng năm 2022, cả nước đã có hơn 16.000 giáo viên bỏ việc, cao nhất trong lịch sử ngành giáo dục. Bình quân, cứ 100 nhà giáo thì có một người ra khỏi ngành. Tỷ lệ giáo viên bỏ việc chủ yếu ở khối mầm non, tiểu học. Nguyên nhân chủ yếu do lương quá thấp, trong khi công việc lại quá nhiều. Cụ thể, người mới tuyển vào hệ thống, thu nhập chỉ khoảng 3 triệu đồng, trong 2-3 năm đầu. Còn giáo viên mầm non ra trường sau 5 năm công tác, bình quân đạt 4,5 đến 4,7 triệu đồng (tính cả lương và phụ cấp ưu đãi 35%). Điều này khiến một số giáo viên phải chuyển sang làm các công việc khác có thu nhập cao hơn. Mặt khác, sự phát triển của các thành phần kinh tế trong thời kỳ đổi mới đã tạo ra nhiều cơ hội lựa chọn việc làm khác cho đội ngũ giáo viên. Đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, trong hơn hai năm ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, một số cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập phải đóng cửa, đây là nguyên nhân dẫn đến giáo viên ở các cơ sở này phải tìm kiếm việc làm khác.

Theo TS. Nguyễn Thị Sửu, đại biểu Quốc hội Thừa Thiên Huế, nếu có một mức lương đủ sống, giáo viên sẽ yên tâm công tác chuẩn bị cho nội dung đứng lớp được tốt hơn. Đặc biệt, khi có được nguồn thu tối thiểu từ lương, chắc chắn giáo viên sẽ không làm thêm ở ngoài. Điều đó giúp họ nuôi dưỡng tình yêu nghề. Việc xem xét đánh giá, khen thưởng đối với kết quả công việc của từng giáo viên cũng cần phải thực hiện khách quan, minh bạch, công bằng. Đây là nguồn động viên, khuyến khích, tạo động lực cho giáo viên công tác tốt.

Nhiều người cho rằng, tăng phụ cấp cho giáo viên mầm non giúp giảm bớt gánh nặng chi phí sinh hoạt hàng ngày cho giáo viên. Đồng thời, sẽ giảm áp cho giáo viên trong bối cảnh nhiều đồng nghiệp đang có tư tưởng bỏ việc. Giáo viên đi dạy đều, nhưng vẫn phải làm thêm những công việc khác để tăng nguồn thu nhập nên rất vất vả. Hơn nữa, thiếu giáo viên nên họ phải kiêm thêm nhiệm vụ khác. Cường độ công việc cao nên đôi khi giáo viên cảm thấy áp lực nặng nề, không thể giải tỏa. Từ đó ảnh hưởng đến tinh thần làm việc, hạn chế sự sáng tạo của giáo viên.

Số giáo viên nghỉ việc, chuyển việc cũng cảnh báo nhiều điều, cần quan tâm hơn tới nhà giáo, đặc biệt là giáo viên mầm non và tiểu học, đảm bảo hài hòa lợi ích đội ngũ giáo viên cả hệ thống công và tư, trong đó có đòi hỏi phải cấp bách tăng lương và phụ cấp ưu đãi cho giáo viên.

Giáo viên mầm non mong chờ phương án được tăng lương, phụ cấp sớm nhất có thể để yên tâm bám trụ với nghề.

Bài, ảnh: Huế Thu

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Rà soát, đề xuất phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2024
Rà soát, đề xuất phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2024

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có văn bản gửi đến các tỉnh, thành phố đề nghị tiến hành rà soát, đánh giá việc thực hiện mức lương tối thiểu vùng tại các doanh nghiệp áp dụng từ ngày 1/7/2022. Việc rà soát này để có căn cứ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trong năm 2024.

Hướng nghiệp từ sớm
Hướng nghiệp từ sớm

Chuyện hướng nghiệp cho học sinh không mới mà luôn “nóng”. Nhiều chuyên gia cho rằng, cần có sự định hướng, quan tâm sớm từ các bậc học và cả gia đình.

Nét đẹp văn hóa học đường, cần một hệ chuẩn mực
Nét đẹp văn hóa học đường, cần một hệ chuẩn mực

Văn hóa học đường - nét đẹp nhân văn đã hình thành từ bao đời nay với truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo... Để xây dựng văn hóa học đường, nhà trường phải xây dựng một hệ chuẩn mực, giá trị phù hợp với mục tiêu chung và được các thành viên trong nhà trường tham gia.

Từ 1 7 2023 Tăng lương cơ sở lên mức 1,8 triệu đồng mỗi tháng
Từ 1/7/2023: Tăng lương cơ sở lên mức 1,8 triệu đồng mỗi tháng

Ngày 11/11/2022, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, các đại biểu đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023. Theo Nghị quyết, từ 1/7/2023, thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng.