Thứ Sáu, 17/03/2017 06:45

Từng bước tái cơ cấu nông nghiệp

Cùng với nguồn lực từ các chương trình khuyến công, khuyến nông, nhiều tổ chức, đơn vị cũng tiếp nhận nguồn lực từ các dự án nâng chất lượng sản phẩm nông nghiệp địa phương.

“Thẻ căn cước” cho nông sảnQuảng Điền hướng đến nông sản sạchThí điểm thanh trà VietGAP

Sản phẩm thanh trà VietGAP của HTX NN Thủy Biều

Nâng chất lượng sản phẩm

Phát triển mô hình rau má từ những năm 2002, rau má Quảng Thọ (Quảng Điền) dần được biết tiếng nhưng theo biến động thị trường, giá cả rau má càng trở nên bấp bênh. Với sự hỗ trợ của ngành nông nghiệp, xã Quảng Thọ mạnh dạn quy hoạch vùng trồng rau má tập trung, đầu tư phát triển 10 ha rau má theo chuẩn VietGAP. Đến năm 2014 với sự hỗ trợ từ nguồn vốn khuyến công với kinh phí gần 100 triệu đồng, HTXNN Quảng Thọ 2 đầu tư thêm 235 triệu đồng, đầu tư dây chuyền, công nghệ sản xuất rau má tươi và trà rau má VietGAP. Ngoài trà rau má túi lọc, mới đây, HTX còn sản xuất thành công trà rau má sấy khô với công suất từ 7-10 tấn sản phẩm/tháng.

Giám đốc HTX NN Quảng Thọ 2 Nguyễn Lương Trí thông tin, từ 10 ha ban đầu, HTX Quảng Thọ 2 đã đầu tư mở rộng diện tích rau má VietGAP lên 40 ha, đăng ký nhãn hiệu thương mại. Hiện HTX đang hướng đến sản xuất nước rau má đóng chai, trà rau má hòa tan, cao rau má, thực phẩm chức năng rau má… Năm 2018, doanh thu của HTX đạt gần 4,3 tỷ đồng, tăng 6% so với năm trước.

Với sản phẩm thanh trà Thủy Biều, nhiều năm qua, HTX NN Thủy Biều được tỉnh hỗ trợ thông qua lễ hội thanh trà, hội thi trái ngon thanh trà… Năm 2018, Chi cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản hỗ trợ HTX xây dựng quy trình trồng thanh trà theo quy chuẩn VietGAP.

Thành công của việc xây dựng thanh trà Thủy Biều theo hướng VietGAP, tỉnh đã đầu tư nhân rộng mô hình tại vùng thanh trà Hương Xuân, Phong Thu... Đồng thời, xây dựng hệ thống thông tin truy xuất nguồn gốc (thông qua QR Code) phục vụ chuỗi cung ứng thông qua minh bạch về chất lượng; đáp ứng nhu cầu truy suất nguồn gốc và chất lượng sản phẩm.

Theo ông  Hồ Đăng Khoa, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản, tỉnh đã có chủ trương phát triển vùng trồng thanh trà lên 1.400 ha cùng các chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển như hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quảng bá, hỗ trợ kỹ thuật, phòng trừ sâu bệnh.

Xây dựng thanh trà VietGAP và hệ thống thông tin truy suất nguồn gốc thanh trà sẽ là bước đi vững chắc giúp thanh trà có chỗ đứng trên thị trường.

Nhiều chính sách hỗ trợ

Phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nông nghiệp công nghệ cao; thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới, bảo vệ môi trường, cùng các chính sách của Trung ương, tỉnh chủ động ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quan điểm duy trì tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh đáp ứng tốt hơn nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng.

"Phát triển nông nghiệp, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn toàn tỉnh năm 2018 đạt 31,4 triệu đồng/người/năm, bằng gấp 2,5 lần so với năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn còn 7,25%, giảm hơn 50% so với năm 2010. Nhiều mô hình, sản phẩm nông nghiệp khẳng định được thương hiệu, chỗ đứng phát triển mạnh thị trường trong, ngoài nước”, ông Hồ Vang khẳng định.

Ông Hồ Vang, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT thông tin, tỉnh đã xây dựng kế hoạch với các điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ như: chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; hướng dẫn thực hiện chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị; xây dựng cánh đồng lớn... Ngoài các chính sách của ngành nông nghiệp, tỉnh còn lồng ghép nhiều nguồn kinh phí từ nhiều nguồn hỗ trợ phát triển nông nghiệp, làng nghề.

Số liệu từ Sở NN&PTNT cho thấy, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2016-2020 (QĐ 32) đã có những chuyển biến. Đến nay, toàn tỉnh có 12 cơ sở, doanh nghiệp được UBND tỉnh quyết định hỗ trợ kinh phí gần 3,7 tỷ đồng, trong đó lĩnh vực thủy sản 3 cơ sở, chăn nuôi giết mổ gia súc, gia cầm 6 cơ sở, trồng trọt 3 cơ sở và các cơ sở ở các địa phương.

Hiện Sở NN&PTNT đang phối hợp với các địa phương, sở, ngành hướng dẫn, xem xét thẩm định hồ sơ 9 cơ sở để tiếp tục đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí 6,5 tỷ đồng. Chương trình khuyến công lồng ghép theo QĐ 32 cũng hỗ trợ kinh phí cho 25 cơ sở công nghiệp nông thôn với kinh phí 1,9 tỷ đồng.

Sở Khoa học công nghệ tham mưu UBND tỉnh ưu tiên bố trí kinh phí thực hiện một số đề tài, dự án, xây dựng các mô hình KHCN phục vụ sản xuất nông nghiệp với kinh phí 6,7 tỷ đồng (9 dự án) như: phát triển nguồn gen giống sen Huế, công nghệ nuôi hàu thân thiện môi trường...

Bài, ảnh: Hoàng Loan

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nông sản ở chợ khó “trà trộn” vào siêu thị của Huế
Nông sản ở chợ khó “trà trộn” vào siêu thị của Huế

Làm rõ chuyện có hay không việc rau, củ, quả (gọi chung là nông sản) ở chợ “đội lốt” VietGAP đưa vào siêu thị tại Huế, như đã xảy ra tại TP. Hồ Chí Minh mới đây, Thừa Thiên Huế Cuối tuần có buổi trao đổi với ông Hồ Đăng Khoa, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản & thủy sản - Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NN&PTNT).

GAP hay không GAP như nhau
"GAP" hay không "GAP" như nhau

GAP là từ viết tắt tiếng Anh. Nghĩa của nó là thực hành nông nghiệp tốt. Tiêu chuẩn sản xuất an toàn của Việt Nam là Viet GAP, tiêu chuẩn sản xuất an toàn của thế giới là Global GAP.

Kinh tế trang trại Từng bước thích ứng trước yêu cầu mới
Kinh tế trang trại: Từng bước thích ứng trước yêu cầu mới

Trong số hơn 245 trang trại (TT) toàn tỉnh có 1/3 TT đạt tiêu chí theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT). Hầu hết các TT đều vượt qua khó khăn, thách thức trước đại dịch COVID-19 để duy trì, ổn định sản xuất, kinh doanh (SXKD).