Thứ Hai, 22/10/2018 18:48

Xác minh, làm rõ thông tin cắt xén tiền bảo vệ rừng

Ông Hồ Văn Ngưm, Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới trao đổi với Báo Thừa Thiên Huế về thông tin số tiền khoán bảo vệ rừng theo Nghị định 75 (Nghị định số 75/2015/NĐ-CP về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2020) của người dân ở xã Hồng Thuỷ, huyện A Lưới thực nhận khác so với số tiền ghi trong danh sách.

Kiểm tra thông tin rừng Tùng Ta Lăng bị chặt pháPhát hiện rừng ở A Lưới bị đốn hạBảo vệ rừng, động vật hoang dã từ ý thức người dân

Khu vực rừng tại xã Hồng Thủy, huyện A Lưới bị khai thác vừa qua

Cụ thể, khu vực rừng tại xã Hồng Thủy, huyện A Lưới được giao khoán theo Nghị định 75 cho các nhóm cộng đồng bảo vệ. Tuy nhiên, theo một số thông tin phản ánh, số tiền bảo vệ rừng có dấu hiệu bị “cắt xén”.

Năm 2020, tại xã Hồng Thuỷ có khoảng 5.000 hecta rừng được giao khoán cho 20 nhóm cộng đồng để bảo vệ. Mỗi nhóm có khoảng 10 - 15 thành viên, chủ yếu là người dân địa phương. Để phát huy hiệu quả công tác bảo vệ rừng này, hằng năm, vốn ngân sách gửi về UBND xã một số tiền để chi trả cho người dân. Tuy nhiên, một số người dân phản ảnh, số tiền khi đến tay họ ít hơn số tiền ban đầu trong danh sách.

Đại diện lãnh đạo UBND xã Hồng Thủy giải thích, sau khi nhận tiền, các nhóm có ủng hộ mỗi nhóm 30% số tiền khoán bảo vệ rừng theo Nghị định 75 để UBND xã đối ứng trong việc xây dựng hội trường, mua sắm các trang thiết bị... Trái lại, nhiều người dân lại cho rằng họ không hay biết vấn đề này.

Theo đại diện UBND huyện A Lưới, hằng năm, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh chi kinh phí về huyện, huyện chi trả đủ về xã. Việc thỏa thuận giữa UBND xã và các hộ dân của các nhóm cộng đồng bảo vệ rừng không thông qua UBND huyện và UBND huyện không hay biết vấn đề này.

Ông Hồ Văn Ngưm, Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới khẳng định, UBND huyện đã chỉ đạo Thanh tra, Phòng Tài chính làm rõ vụ việc và sẽ có trả lời cụ thể.

Tin, ảnh: Triều Phúc

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tòa án tối cao Brazil yêu cầu kích hoạt lại Quỹ Amazon
Tòa án tối cao Brazil yêu cầu kích hoạt lại Quỹ Amazon

Hãng tin Reuters mới đây đưa tin, Tòa án tối cao Brazil sẽ yêu cầu chính phủ kích hoạt lại quỹ quốc tế trị giá hàng tỷ USD nhằm bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon, trong bối cảnh quốc gia này đối mặt với nạn phá rừng tràn lan.

Các quần thể động vật hoang dã toàn cầu giảm 69 kể từ năm 1970
Các quần thể động vật hoang dã toàn cầu giảm 69% kể từ năm 1970

Theo một kết quả đánh giá được Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới (WWF) công bố vào ngày hôm nay (13/10), các quần thể động vật hoang dã trên thế giới đã giảm hơn 2/3 kể từ năm 1970, trong bối cảnh nhiều diện tích rừng bị chặt phá và các đại dương bị ô nhiễm.

Khi người dân trở thành “kiểm lâm viên”
Khi người dân trở thành “kiểm lâm viên”

Tạo sinh kế cho người dân từ việc khai thác hiệu quả môi trường rừng, ngành chức năng ở A Lưới đã huy động và phát huy được vai trò cộng đồng trong bảo vệ rừng ở địa phương.