Thứ Hai, 20/10/2014 15:36

Xác ướp trong ngôi mộ cổ 3.500 tuổi ở Ai Cập

Các nhà khảo cổ Ai Cập đã khai quật được ít nhất 8 xác ướp, những tấm bia bằng gỗ đầy màu sắc và hơn 1.000 pho tượng nhỏ được chạm khắc gọi là ushabti trong một ngôi mộ cổ 3.500 năm tuổi gần thành phố Luxor, Ai Cập. Đây được gọi là một "khám phá quan trọng" của giới khảo cổ, theo AFP.

Các nhà khảo cổ nghiên cứu chiếc quan tài bằng gỗ trong ngôi mộ 3.500 tuổi ở Ai Cập. Ảnh: AFP

Trong một tuyên bố, Bộ sưu tập Cổ vật Ai Cập cho biết, kho báu được tìm thấy trong thung lũng Draa Abul Nagaa gần Thung lũng các vị vua, nơi mà các thành viên hoàng gia như Tutankhamun và Hathshepsut bị chôn vùi, và phần mộ này thuộc về một thẩm phán tên Userhat.

Vào triều đại thứ 21 cách đây khoảng 3.000 năm trước, ngôi mộ được mở ra lại để đưa thêm vào đó các xác ướp và các tượng ushabti, với mục đích phục vụ cho vị thẩm phán quá cố ở thế giới bên kia, và để bảo vệ ông chống lại bọn cướp lăng mộ, theo niềm tin và phong tục của người dân thời đó.

BẢO NGHI (Lược dịch từ AFP)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COP27 Thông qua thỏa thuận khí hậu tổng quát cuối cùng
COP27: Thông qua thỏa thuận khí hậu tổng quát cuối cùng

Sau các cuộc đàm phán căng thẳng kéo dài suốt đêm, sáng sớm 20/11 (giờ địa phương), Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP27), do Ai Cập đăng cai tổ chức tại thành phố Sharm El-Sheikh, đã thông qua thỏa thuận khí hậu tổng quát cuối cùng của COP27 tại phiên toàn thể bế mạc.

UAE và Ai Cập hợp tác xây dựng một trong những trang trại điện gió lớn nhất thế giới
UAE và Ai Cập hợp tác xây dựng một trong những trang trại điện gió lớn nhất thế giới

Tổng thống Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và nhà đồng cấp Ai Cập hôm qua (8/11) đã chứng kiến ​​việc ký kết một thỏa thuận phát triển một trong những dự án điện gió trên bờ lớn nhất thế giới tại Ai Cập, Reuters trích dẫn thông tin từ một tuyên bố chính thức trên hãng thông tấn WAM của UAE cho biết.

Di tích núi Bân xứng đáng là Di tích quốc gia đặc biệt
Di tích núi Bân xứng đáng là Di tích quốc gia đặc biệt

Di tích núi Bân – được xem là đàn Nam Giao của vương triều Tây Sơn, nơi Nguyễn Huệ làm lễ cáo trời đất, chính danh lên ngôi hoàng đế với niên hiệu Quang Trung vào năm 1788 xứng đáng là Di tích quốc gia đặc biệt.