Thứ Bảy, 23/09/2017 11:49

Pháp thử nghiệm một số thuốc điều trị SARS-CoV-2

Pháp đang tiếp tục thắt chặt các biện pháp phong tỏa, cách ly, đồng thời tiến hành thử nghiệm một số loại thuốc điều trị SARS-CoV-2.

Từ sự phục hồi của Vũ Hán đến niềm tin cho thế giớiCOVID-19: Hơn 13.000 ca tử vong, gần 1 tỷ người bị hạn chế đi lạiWHO: Ít nhất 20 vắcxin ngừa corona đang được phát triển

Bộ trưởng Y tế Pháp, Olivier Véran, ngày 22/3, thông báo, Bộ Y tế Pháp đã cho phép thử nghiệm nhiều loại thuốc điều trị vi rút SARS-CoV-2, trong đó có thuốc chứa hoạt chất Chloroquine, một loại thuốc điều trị bệnh sốt rét, trên hàng trăm bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2 đang được điều trị trong các bệnh viện. Bộ trưởng Y tế Pháp khẳng định, đây là những loại thuốc mang lại hy vọng nhưng còn cần rất cẩn trọng.

Ảnh minh họa: AFP

"Chúng tôi có đủ nguyên liệu trong nước để nhanh chóng sản xuất các loại thuốc, trong số các thuốc mà chúng ta đang có nhiều hy vọng nhất. Hiện tại, tôi đang nói về Chloroquine.

Với tất cả sự thận trọng mà tôi đã đề cập đến ngày hôm qua, tôi xin nhắc lại, đây không phải lần đầu tiên chúng tôi phải đối mặt với dịch bệnh, với một loại vi rút, với hy vọng dựa trên một biện pháp điều trị. Tôi sẽ làm tất cả để có thể xác định xem nó có hiệu quả hay không. Trong vòng 15 ngày tới, chúng tôi sẽ có dữ liệu cần thiết", ông Olivier Véran nói.

Trong ngày 22/3, Thượng viện và Quốc hội Pháp đã đạt được đồng thuận về một dự luật do chính phủ Pháp đề xuất nhằm thiết lập ngay lập tức tình trạng y tế khẩn cấp trong vòng 2 tháng tới. Theo dự luật này, cơ quan chức năng Pháp sẽ được trao nhiều quyền hơn trong việc thi hành các biện pháp hạn chế quyền cá nhân của công dân, đối mặt với đại dịch Covid-19.

Sau khi đóng cửa biên giới với các nước không thuộc Liên minh châu Âu và Không gian Schengen, Pháp tiếp tục cấm toàn bộ các chuyến bay giữa nước Pháp và các vùng lãnh thổ hải ngoại của nước này. Lệnh cấm có hiệu lực từ đêm ngày thứ 2, 23/3. Các chuyến bay giữa các vùng lãnh thổ hải ngoại của Pháp cũng bị cấm, trừ những lý do đặc biệt.

Trong một diễn biến liên quan, Bộ trưởng Y tế Pháp cho biết, trong mối lo giữa tâm bão Covid-19, nước này nhiều khả năng sẽ không cử vận động viên tới Nhật Bản tham dự Thế vận hội Mùa hè năm 2020. Nhiều cơ quan, tổ chức thể thao, trong đó có Liên đoàn Điền kinh Pháp đã kêu gọi Ủy ban Olympic nước này yêu cầu lùi lịch tổ chức Thế vận hội, ít nhất cho đến mùa thu năm nay.

Ngày càng nhiều các địa phương của Pháp áp đặt giờ giới nghiêm. Sau các thành phố miền Nam như Nice, Perpignan, Béziers, đến lượt một địa phương khác tại miền Bắc nước Pháp là thành phố Colombes quyết định áp đặt giờ giới nghiêm trên toàn thành phố. Giờ giới nghiêm tại các địa phương này tại Pháp chủ yếu bắt đầu từ tối hôm trước đến rạng sáng ngày hôm sau.

Trong ngày 22/3, dịch Covid-19 tiếp tục đà lan rộng tại Pháp với hơn 16.000 ca được xác định dương tính qua xét nghiệm, tăng khoảng 1.500 ca trong 24 giờ. Số ca tử vong tăng thêm 112 trong vòng 24 giờ, đưa tổng số ca tử vong liên quan tới SARS-CoV-2 lên 674 kể từ đầu mùa dịch. Tính đến ngày 22/3, nước Pháp cũng chữa khỏi hoàn toàn cho khoảng 2.200 bệnh nhân./.

Theo VOV

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Pháp đối mặt với hạn chế nước chưa từng có vì hạn hán
Pháp đối mặt với hạn chế nước chưa từng có vì hạn hán

Bộ trưởng Môi trường Pháp Christophe Bechu cho biết, nước này đang chuẩn bị để bắt đầu từ tháng 3 đưa ra các hạn chế sử dụng nước ở nhiều khu vực, một động thái chưa từng có vào thời điểm này trong năm, sau mùa đông khô hạn nhất trong 64 năm qua.

Biệt thự Mai Trang
Biệt thự Mai Trang

Huế vốn nổi tiếng là xứ sở của hoàng mai, nhưng lấy mai làm tinh thần, cốt cách cho kiến trúc xây dựng, không gian sống cũng như đặt tên cho ngôi biệt thự thì có lẽ Mai Trang là nơi duy nhất.