Thứ Hai, 23/01/2017 20:47

Băng tan, Đông Nam Á sẽ đối mặt với tổn thất nặng nề nhất

Đông Nam Á cách Bắc Cực khoảng 11.000 km và cách Nam Cực khoảng 9.000km, nhưng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi mực nước biển dâng cao do sự tan chảy của các tảng băng, nếu lượng khí thải carbon vẫn ở mức hiện tại và nhiệt độ tiếp tục gia tăng, các nhà khoa học cảnh báo.

Sông băng nguy hiểm nhất thế giới sắp tan chảy, gây thảm họa với Trái đất?Băng Alaska tan sớm, các nhà khoa học và người dân lo lắng

Mực nước biển dâng cao sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của các cộng đồng ven biển ở Đông Nam Á. Ảnh: LHQ/Flickr

Khu vực này, với khoảng 650 triệu dân, đặc biệt có nguy cơ vì mật độ dân số đặc trưng của nó. Thực tế, hiện có khoảng 450 triệu người đang sống ở các khu vực ven biển thấp.

Theo các nhà nghiên cứu, mỗi năm thủ đô Jakarta của Indonesia đang chìm khoảng 17 cm do các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp và thương mại. Hậu quả cũng sẽ rất nghiêm trọng đối với các quốc gia như Singapore, nơi 30% diện tích quốc đảo nằm thấp hơn 5m so với mực nước biển trung bình.

Phát biểu trong một diễn đàn về môi trường tuần trước, Bộ trưởng Môi trường và Tài nguyên nước Singapore Masagos Zulkifli nhấn mạnh “biến đổi khí hậu là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự sống còn của nhân loại, và khoa học khí hậu đang cho thấy vấn đề không còn là việc liệu mực nước biển có dâng lên hay không mà là khi nào nước biển sẽ dâng và dâng bao nhiêu…”. Tuy nhiên ông cũng cho rằng, nếu các mục tiêu phát thải của Hiệp định khí hậu Paris được đáp ứng, các quốc gia sẽ có thể thích ứng với tốc độ thay đổi mực nước biển và hệ sinh thái ven biển trong khu vực cũng sẽ tiếp tục được sống và phát triển mạnh.

Do đó, những thay đổi cần phải được thực hiện nhanh chóng. Các chính phủ có thể làm nhiều hơn để tăng tốc các hành động, trong đó có thể cân nhắc việc tạo ra các khuôn khổ luật pháp phù hợp để làm nền tảng, đồng thời đẩy mạnh “tăng trưởng xanh”.

“Các chính phủ cần phải hành động nhanh chóng và mạnh mẽ hơn nữa”, bà Kneller, người đứng đầu một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế kêu gọi.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ Eco-business)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các đối tác chính của Apple lên kế hoạch mở rộng sang thị trường Đông Nam Á vào năm 2023
Các đối tác chính của Apple lên kế hoạch mở rộng sang thị trường Đông Nam Á vào năm 2023

Các đối tác của Apple là Foxconn Technology Group và Pegatron Corp đã đưa Đông Nam Á vào kế hoạch mở rộng của hãng đến năm 2023, qua đó đánh dấu một bước tiến cho thấy các nhà sản xuất điện tử theo hợp đồng lớn trên toàn cầu sẽ tiếp tục bổ sung năng lực sản xuất ngoài Trung Quốc để giảm thiểu rủi ro địa chính trị và kinh tế.

Châu Á - Thái Bình Dương là thị trường IPO linh hoạt nhất năm 2022
Châu Á - Thái Bình Dương là thị trường IPO linh hoạt nhất năm 2022

Theo một báo cáo vừa được Công ty kiểm toán đa quốc gia Ernst & Young (EY) công bố ngày 5/1, thị trường phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) ở châu Á - Thái Bình Dương là thị trường linh hoạt nhất so với các khu vực khác trong năm vừa qua, với tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ hơn và cao hơn.

Nền kinh tế thế giới đối mặt với nhiều tổn thất hơn vào năm 2023
Nền kinh tế thế giới đối mặt với nhiều tổn thất hơn vào năm 2023

Năm 2022 được cho là năm trở lại của nền kinh tế thế giới sau đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, năm này lại được đánh dấu bằng một xung đột, lạm phát kỷ lục và các thảm họa liên quan đến khí hậu. Có thể nói rằng, năm 2022 là một năm “đa khủng hoảng”, một thuật ngữ được phổ biến bởi nhà sử học Adam Tooze.

Du lịch 2023, Đông Nam Á chờ khách Trung Quốc
Du lịch 2023, Đông Nam Á chờ khách Trung Quốc

"Campuchia là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất với du khách Trung Quốc", Thủ tướng Campuchia Hun Sen nhấn mạnh hôm 2-1 và khẳng định Campuchia rất vui mừng chào đón sự trở lại của khách Trung Quốc.

Chuyển đổi năng lượng trong thập kỷ vàng của Đông Nam Á
Chuyển đổi năng lượng trong thập kỷ vàng của Đông Nam Á

Các thị trường trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang phải đối mặt với những rủi ro kinh tế do tình trạng biến đổi khí hậu gây ra, với báo cáo của Công ty tư vấn quản trị toàn cầu McKinsey dự báo 8 - 13% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm sẽ bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm về năng suất trong bối cảnh nhiệt độ và độ ẩm tăng cao vào năm 2050.