Thứ Sáu, 29/07/2016 06:45

Hàng tết dồi dào, sức mua tăng

Lượng hàng tiêu dùng thiết yếu cung cấp cho người dân đón tết được các doanh nghiệp (DN), nhà phân phối, đại lý, cửa hàng kinh doanh trên địa bàn chuẩn bị khá lớn, phong phú. Sức tiêu thụ hàng tết trong những ngày qua chưa tăng đột biến, nhưng không khí mua sắm bắt đầu rộn ràng.

Thị trường Tết: Hàng Việt chiếm ưu thế bằng chất lượng và mẫu mã

Phong phú các mặt hàng tết

Bắt đầu sôi động

Chủ một trong những cửa hàng tạp hóa tại chợ Bến Ngự, chị Nguyệt Na, cho biết, các mặt hàng như bánh kẹo, mứt, hạt các loại, đồ khô, đồ uống dùng cho ngày tết sức mua chưa nhiều. Nhưng như mọi năm, đến ngày 30 tết, hàng sẽ "vơi sạch".

Theo chủ quầy tạp hoá Tân Hương trên đường Lý Thái Tổ, TP. Huế, thường lệ mấy năm nay, trước ngày 20 tháng Chạp, lượng khách mua sắm hàng tết không nhiều. Phải sau 25 tết trở đi, khách địa phương, kể cả khách vãng lai mới bắt đầu ghé mua.

Tuy sức mua không ồ ạt, nhưng so với những tháng trong năm, đây là thời điểm thị trường tiêu dùng hàng hóa sôi động nhất, do tập trung nhu cầu chi tiêu, mua sắm hàng tết. Trong khi các mặt hàng thiết yếu phục vụ tết như đồ ăn, thức uống sức mua chưa tăng nhiều thì những mặt hàng khác như đồ dùng gia dụng, áo quần, giày dép, hàng điện máy, điện tử đã tăng nhiệt từ khoảng một tháng nay.

Hàng tết bắt đầu tăng nhiệt

Năm nay, nguồn cung hàng hóa lương thực và thực phẩm dồi dào nên dự báo giá cả hàng hóa phục vụ tết không biến động lớn. Riêng giá các mặt hàng hoa, rau tươi có khả năng tăng do thời tiết bất lợi ảnh hưởng đến nguồn cung.

Đối với các mặt hàng thiết yếu như: lương thực (gạo, nếp), thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản, rau củ, quả… dự báo tăng ở mức nhẹ.

Nguồn cung dồi dào

Nhằm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2018 và dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, khoảng 2 tháng trước, Sở Công thương đã vận động DN tăng cường dự trữ hàng hóa tiêu dùng thiết yếu, hàng hóa phục vụ tết, đảm bảo nguồn cung phục vụ nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trên địa bàn.

Không khí mua sắm tết ở các siêu thị, trung tâm thương mại nhộn nhịp trong những ngày giáp tết

Các DN, các nhà phân phối lớn đã chủ động, tích cực đưa hàng Việt về miền núi, vùng sâu, vùng xa và các khu công nghiệp thông qua các phiên chợ đưa hàng về nông thôn, bán hàng bằng xe lưu động… để phục vụ nhu cầu mua sắm hàng tết của người dân.

Siêu thị CoopMart Huế tổ chức các chuyến đưa hàng Việt, có khuyến mại về các huyện Nam Đông, Phú Lộc trong những ngày gần tết. Công ty TNHH thương mại Thái Đông Anh, Công ty thương mại Hoàng Đạt, Công ty TNHH đầu tư đa ngành Thành Lợi... đều tăng tần suất bán hàng bằng xe lưu động phục vụ nhu cầu mua sắm tại các địa bàn nông thôn trong những ngày giáp tết.

Ước tổng giá trị dự trữ hàng hóa Tết Kỷ Hợi trên địa bàn tỉnh khoảng gần 1.300 tỷ đồng; trong đó, dự trữ tại một số DN lớn khoảng trên 800 tỷ đồng, các chợ trung tâm, chợ đầu mối khoảng 200 tỷ đồng và nguồn dự trữ khác khoảng trên 300 tỷ đồng.

Theo đại diện Phòng Quản lý thương mại- Sở Công thương, qua theo dõi và kiểm tra tình hình, các DN, cơ sở kinh doanh các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 đã có sự chuẩn bị hàng hóa khá tốt, phong phú, đa dạng chủng loại, kiểu dáng, mẫu mã, số lượng bảo đảm đáp ứng nhu cầu của Nhân dân, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá.

Nhiều DN sản xuất, phân phối lớn trên địa bàn đã có sự chuẩn bị dự trữ, cung ứng hàng hóa tiêu dùng dịp tết khá lớn. Trong đó, Công ty TNHH Carlsberg Việt Nam dự trữ cung ứng lượng hàng có giá trị 450 tỷ đồng; Siêu thị Big C Huế dự trữ trên 80 tỷ đồng; Siêu thị CoopMart Huế dự trữ trên 44 tỷ đồng; Công ty TNHH thương mại Thái Đông Anh dự trữ trên 25 tỷ đồng, tăng 15% so với bình thường; Siêu thị VinMart dự trữ khoảng 10 tỷ đồng, tăng khoảng 30-40% so với bình thường; Công ty TNHH thương mại-dịch vụ tổng hợp Hoàng Đạt dự trữ trên 11 tỷ đồng...

Ngoài ra, tiểu thương các chợ trung tâm trên địa bàn đã chủ động tổ chức dự trữ  hàng hóa phục vụ tết, như chợ đầu mối Phú Hậu dự trữ gần 130 tỷ đồng, chợ Đông Ba dự trữ gần 14 tỷ, chợ An Cựu gần 6 tỷ đồng…

Bài, ảnh: Hoài Thương

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ
“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ

Lấy doanh nghiệp (DN) làm trung tâm đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) là phương châm của tỉnh, của ngành nhằm tạo ra các sản phẩm chủ lực, trọng điểm và hình thành, phát triển các sản phẩm, hàng hóa thương hiệu có khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá thành, thị trường tiêu thụ.

Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức
Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức

Chiều 23/2, tại Trường cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC), Chương trình “Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam”- GIZ phối hợp với HueIC tổ chức hội nghị thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn CHLB Đức tại Thừa Thiên Huế. Hội nghị có sự góp mặt của đại diện 16 doanh nghiệp (DN) có nhu cầu nguồn nhân lực ngành Cơ điện tử đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước và các giảng viên chuyên ngành Cơ điện tử tại HueIC.