Thứ Năm, 28/12/2017 18:04

Xuất lộ hai chiếc cổng độc đáo trên Thượng Thành

Trong quá trình tiến hành giải tỏa dân cư Thượng Thành, đã xuất lộ hai cổng nhỏ có giá trị kiến trúc độc đáo ở chân cầu Lương Y (Đông thành Thủy Quan).

Làm sạch Thượng ThànhKhơi dậy niềm đam mê sáng tạoHiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU: Cơ hội tăng tỷ trọng hàng Việt tại châu ÂuKhen thưởng nhiều tập thể, cá nhân hỗ trợ phòng chống dịch và hiến máuKiểm tra, động viên lực lượng tham gia dọn dẹp vệ sinh khu vực Thượng Thành

Sau nhiều năm bị che khuất bởi các ngôi nhà của người dân, chiếc cổng tuyệt đẹp đã lộ ra trong quá trình di dời, trả lại mặt bằng cho Kinh thành Huế

Hai chiếc cổng nhỏ cách nhau vài trăm mét, cao khoảng 7 tấc, rộng khoảng 6 tấc được xây dựng theo hình thức cổng vòm với bảy lớp gạch có giật cấp, phía dưới là những tảng đá xanh còn khá nguyên vẹn. Qua cổng ra ngoài thành là đường phòng lộ tiếp giáp với sông Ngự Hà và hào Hộ Thành, cách sông Hộ Thành (Đông Ba) vài chục bước chân.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa nhận định: “Chiếc cổng là một phần của hệ thống Kinh thành, là nơi đóng quân của vệ binh bảo vệ Đông thành Thủy Quan. Trước đây, người dân dựa vào 3 mặt thành làm nhà, chiếc cổng trở thành một phần trong nội thất ngôi nhà nên bị khuất lấp. Chiếc cổng có lối kiến trúc vòm hai lớp liên kết nhau, vật liệu hoàn toàn đồng dạng với Kinh thành, hình thức mỹ thuật được chăm chút rất kỹ, rất đẹp”.

Theo tài liệu từ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, đây là cửa bên phải và cửa bên trái của Đông thành Thủy Quan. Nằm trong hệ thống Kinh thành, đây là nơi đóng quân của lính bảo vệ Đông thành Thủy Quan. Trong tài liệu “Kinh thành Huế: Địa danh” của Cardière đã dánh dấu rõ trên bản đồ vị trí 121. Trong “Đại Nam nhất thống chí” đã ghi rõ ở đây có xưởng Đại Bác và có vệ binh 20 người để canh giữ Đông thành Thủy Quan.

Cũng trong trong cuốn “Kinh thành Huế: Địa danh” của Léopold Michel Cadière đề cập đến hiện trạng là “nay đã bị bít lại”.

Trước đây, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã khảo sát hiện trạng hai chiếc cổng này và đã cắm biển thông báo cẩn thận khi thu dọn giải hạ.

Hiện nay, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đang xây dựng dự án trùng tu, bảo tồn, xây dựng tuyến tham quan Thượng Thành và sông Ngự Hà. Cùng với hệ thống phòng thủ quân sự gồm đồn bốt, pháo đài, hai chiếc cổng này cũng là một điểm độc đáo giữa hệ thống Kinh Thành và Ngự Hà.

Những hình ảnh về 2 chiếc cổng được Thừa Thiên Huế Online ghi lại:

Chiếc cổng với kiến trúc khá độc đáo, bề ngang chừng 1m, chiều cao khoảng 1,5m

Được xây dựng khá kiên cố, 2 chiếc cổng đến thời điểm này vẫn còn khá nguyên vẹn

Chiếc cổng đầu tiên được phát hiện, cạnh đó nhiều lớp gạch có dấu hiệu nứt toác

Một tấm bảng được Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế dựng lên gần đó

Chiếc cổng thứ nhất, từ góc nhìn bên trong

Trong khi đó, chiếc cổng thứ 2 cách đó không xa đang nằm trong nhà dân, cổng bị bịt lối ra vào

Chiếc cổng thứ 2 này với các chi tiết vẫn còn khá nguyên vẹn

Tin, ảnh: Minh Hiền - P.Thành

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ dự lễ chào cờ đầu năm với lực lượng quân đội
Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ dự lễ chào cờ đầu năm với lực lượng quân đội

Sáng mùng một tết Nguyên đán Canh Tý 2020 (25/1), Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ đến tham dự lễ chào cờ, tặng quà chúc tết đến cán bộ chiến sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; đồng thời, đến chúc tết một số cơ quan, đơn vị và đón những vị khách đầu tiên đến xông đất Đại Nội Huế.