Thứ Ba, 10/12/2019 21:41

Triển lãm 32 phiên bản Kim ấn triều Nguyễn

“Phiên bản Kim ấn triều Nguyễn” là triển lãm do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức vừa khai mạc chiều 10/6 tại lầu Ngũ Phụng, Ngọ Môn, Đại Nội, nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập trung tâm.

Cổ vật mũ quan triều Nguyễn sẽ được trưng bày để công chúng chiêm ngưỡngHai cổ vật được một doanh nghiệp đấu giá tặng lại cho HuếDi sản văn hóa triều Nguyễn: Còn mãi với thời gianHoàng bào triều NguyễnChiêm ngưỡng rồng – phượng trên bảo vật triều Nguyễn

Khách tham quan có cơ hội hiểu thêm về một loại cổ vật gắn liền với quá trình điều hành và quản lý Nhà nước dưới thời Nguyễn

Triển lãm trưng bày 32 chiếc ấn làm bằng gốm, thếp vàng, được chế tác dựa trên các tiêu bản kim ấn triều Nguyễn lưu trữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, trong đó có ấn Hoàng đế tôn thân chi bảo, ấn Sắc mệnh chi bảo, Tề gia chi bảo, ấn của các hoàng thái hậu, hoàng thái phi, hoàng thái tử…

Tất cả các chiếc ấn đều là sản phẩm từ đôi bàn tay tài hoa của Nghệ nhân Nhân dân (NNND) Trần Độ, đến từ làng gốm Bát Tràng, Hà Nội. Ông là người đã có nhiều đóng góp trong việc khôi phục và gìn giữ, phát huy những tinh hoa gốm Bát Tràng nổi danh ở Việt Nam, đưa sản phẩm gốm Bát Tràng góp mặt trong các kỳ Festival Huế.

32 chiếc ấn này cũng là quà tặng của NNND Trần Độ dành cho khu di sản Huế, nhằm phục vụ mục đích trưng bày tại các di tích. Dịp này, nghệ nhân cũng tặng 6 đôi chóe phiên bản dùng để trưng bày bổ sung tại các không gian lăng tẩm.

Kim bảo, ngọc tỷ là những báu vật của quốc gia. Trong 143 năm tồn tại, triều Nguyễn đã cho làm hơn 100 chiếc ấn, thường đúc bằng vàng, bạc (kim bảo) hoặc chế tác từ ngọc quý (ngọc tỷ). Điều đáng tiếc là một số chiếc ấn đã bị đánh cắp hoặc tiêu hủy. Số còn lại gồm 85 chiếc ấn (với các chất liệu vàng, ngọc, bạc) nay đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.

Tin, ảnh: Minh Hiền

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Triển lãm tranh dân gian và trải nghiệm thư pháp
Triển lãm tranh dân gian và trải nghiệm thư pháp

Sáng 23/2, tại Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện Quảng Điền, Bảo tàng Mỹ thuật tỉnh phối hợp với UBND huyện Quảng Điền tổ chức triển lãm chuyên đề Sắc Xuân.

Dập bản Cửu đỉnh
Dập bản Cửu đỉnh

Để lưu trữ bản gốc của Cửu đỉnh, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã sao chép Cửu đỉnh bằng phương pháp dập bản. Tư liệu này cũng là “khuôn” để đúc Cửu đỉnh trong trường hợp cần làm một phiên bản.

Trồng cây tạo nguồn gỗ quý để trùng tu di tích
Trồng cây tạo nguồn gỗ quý để trùng tu di tích

Hưởng ứng Tết trồng cây và chủ trương trồng một tỷ cây xanh do Thủ tướng Chính phủ phát động nhằm triển khai thực hiện chương trình “Vì một Việt Nam xanh” trong năm 2023, ngày 31/1, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức hoạt động Tết trồng cây tại lăng vua Thiệu Trị.

Hạ nêu, khai ấn cung chúc tân xuân
Hạ nêu, khai ấn cung chúc tân xuân

Đánh dấu kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, sáng mùng 7 Tết (nhằm ngày 28/1), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Đô Huế tổ chức lễ hạ nêu và khai ấn cung chúc tân xuân tại Triệu Miếu và Thế Miếu - Đại Nội.

Chuyện chưa kể về hành trình sưu tập những chiếc áo vua quan
Chuyện chưa kể về hành trình sưu tập những chiếc áo vua quan

Ăn dầm ở dề liên tục mấy tháng trời ở vùng biên giới, thậm chí qua tận nước bạn Lào hay hẹn giao dịch ở ranh giới hai địa phương Huế - Quảng Trị ngay thời gian cao điểm của dịch COVID-19… Hành trình sưu tập những chiếc áo của vua quan triều Nguyễn của anh Nguyễn Hữu Hoàng (TP. Huế) nghe tưởng chừng đơn giản nhưng có theo chân nhà sưu tập này mới thấm hết những gian nan, vất vả xen lẫn những câu chuyện dở khóc dở cười, đâu đó còn là cơ duyên.