Thứ Hai, 19/08/2019 13:11

Trồng 300 cây xanh tại lăng vua Gia Long

Sáng 19/2, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức lễ phát động Tết trồng cây Xuân Nhâm Dần 2022 tại di tích lăng vua Gia Long. Đến dự buổi lễ có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương.

“Tết trồng cây” nghĩ về sự nghiệp “trồng’’ ngườiQuảng Điền phát động tết trồng cây“Mùa Xuân là Tết trồng cây”Phấn đấu trồng mới 5.000 cây xanh và phát triển “vườn đào vùng cao”

Trồng thông tại khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích lăng vua Gia Long. Ảnh: Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế

Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh về trồng cây, trồng rừng, cũng như hưởng ứng lời kêu gọi “Trồng 1 tỷ cây xanh cho Việt Nam giai đoạn 2021-2025” của Chính phủ.

Tại lễ phát động, ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế nhấn mạnh, Quần thể Di tích Cố đô Huế hấp dẫn du khách không chỉ bởi các kiến trúc cung điện, đền đài, lăng tẩm mà còn ở hệ thống cây cổ thụ, cây xanh được trồng trong di tích. Đây là một cấu thành quan trọng để hình thành nên các di sản cảnh quan trong chốn cung đình Huế, cải thiện môi sinh môi trường, điều tiết tiểu khí hậu vùng và bảo vệ cho các khu di tích, hạn chế các tác động từ môi trường bên ngoài đến khu di sản. Việc chung tay trồng những cây xanh mới góp phần xanh hóa không gian di sản.

Sau lễ phát động, các đại biểu cùng cán bộ, viên chức và người lao động Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã trồng 300 cây thông tại khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích lăng vua Gia Long.

Minh Hiền

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức ZhiShan Foundation trao 102 suất học bổng cho học sinh Phong Điền
Tổ chức ZhiShan Foundation trao 102 suất học bổng cho học sinh Phong Điền

Ngày 15/2, Văn phòng dự án Zhi Shan Foundation phối hợp với Trung tâm công tác xã hội, Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh - Sở Lao động Thương binh và Xã hội và Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Phong Điền trao học bổng đợt 1 năm 2023 cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó học tập.

Dập bản Cửu đỉnh
Dập bản Cửu đỉnh

Để lưu trữ bản gốc của Cửu đỉnh, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã sao chép Cửu đỉnh bằng phương pháp dập bản. Tư liệu này cũng là “khuôn” để đúc Cửu đỉnh trong trường hợp cần làm một phiên bản.