Thứ Hai, 21/03/2016 14:43

Xung đột, biến đổi khí hậu đe dọa tiếp cận lương thực ở 39 quốc gia

Những cuộc xung đột liên tục và biến đổi khí hậu nhanh chóng đang tiếp tục định hình lại nông nghiệp trên toàn thế giới, đồng thời góp phần vào tình trạng thiếu hụt lương thực nghiêm trọng ở 39 quốc gia, những nơi tiếp tục phải dựa vào sự hỗ trợ của Liên Hiệp quốc (LHQ) để đáp ứng nhu cầu thực phẩm của họ, theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO).

Sâu hại lan đến châu Á, đe doạ an ninh lương thực và đời sống nông dânFAO: Nhập khẩu lương thực toàn cầu tăng gấp 3 lần kể từ năm 2000Giá lương thực thế giới giảm lần đầu tiên trong năm 2018FAO: An toàn thực phẩm là chìa khoá để phát triển kinh tế, kết thúc đói nghèoFAO: Thúc đẩy đa dạng sinh học các ngành nông nghiệp cơ bảnThực phẩm được chứng nhận của địa phương thúc đẩy phát triển bền vữngFAO cảnh báo tỷ lệ đói nghèo trên thế giới vẫn còn cao

Một cánh đồng lúa bị ngập nước. Ảnh: WB

Báo cáo Triển vọng Cây trồng và Tình hình Lương thực của FAO cho thấy, 31 quốc gia ở khu vực châu Phi, 7 quốc gia ở khu vực châu Á và Haiti ở Vùng Caribe vẫn cần hỗ trợ lương thực từ bên ngoài.

Cũng theo báo cáo này, những cuộc xung đột dân sự và việc di dời dân cư là những yếu tố chính gây ra tình trạng mất an ninh lương thực ở khu vực Đông Phi và khu vực Cận Đông, trong khi điều kiện thời tiết khô hạn dẫn đến sản lượng ngũ cốc sụt giảm ở khu vực Nam Phi.

Trong khi đó, những cuộc xung đột dân sự kết hợp với các sự kiện thời tiết khắc nghiệt tiếp tục cản trở việc tiếp cận lương thực của những nhóm dân số dễ bị tổn thương ở Cộng hòa Trung Phi, Nigeria, Nam Sudan, Syria, Yemen, trong số những quốc gia khác.

Xung đột đang tiếp diễn khiến 17,8 triệu người Yemen cần sự hỗ trợ nhân đạo, và khoảng 2 triệu người ở Cộng hòa Trung Phi đối mặt với tình trạng sản xuất lương thực sụt giảm và thị trường hoạt động kém.

Ngũ cốc là chìa khóa

Theo FAO, ngũ cốc có thể bù đắp rất lớn vào tình trạng thiếu hụt lương thực, nhất là ở những khu vực chủ yếu dựa vào nguồn thực vật để hấp thụ protein và calo.

Trong bối cảnh này, điều kiện thời tiết không thuận lợi đã hạn chế sản lượng ngũ cốc của Nam Phi trong năm nay, làm tăng tình trạng mất an ninh lương thực; trong khi mưa lớn ở khu vực Đông Phi làm gia tăng sản lượng, nhưng dẫn đến ngập lụt cục bộ.

Ở phía Bắc Phi, thời tiết mùa xuân thuận lợi thúc đẩy sự gia tăng trưởng sản xuất, trong khi ở Tây Phi, mức thu hoạch dự kiến ​​sẽ trở lại mức trung bình. Đồng thời, điều kiện thời tiết cũng ảnh hưởng đến sản lượng ngũ cốc ở châu Mỹ Latin và vùng Caribe.

"Thời tiết khô hạn ở Nam Mỹ làm giảm sản lượng ngũ cốc năm 2018", báo cáo cho biết, đặc biệt đối với sản lượng ngô. Ở Trung Mỹ và Caribe, báo cáo nói thêm: "Mưa không thuận lợi ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất ngô năm 2018, ngoại trừ ở Mexico".

Báo cáo lưu ý, sản lượng ngũ cốc ở 52 quốc gia thiếu lương thực và thu nhập thấp (LIFDCs) được dự kiến ​​vào khoảng 490 triệu tấn; khoảng 19 triệu tấn trên mức trung bình 5 năm qua.

Danh sách đầy đủ của 39 quốc gia hiện đang cần sự hỗ trợ lương thực gồm: Afghanistan, Burkina Faso, Burundi, Cabo Verde, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Chad, Congo, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Cộng hòa Dân chủ Congo, Djibouti, Eritrea, Eswatini, Ethiopia, Guinea, Haiti, Iraq, Kenya, Lesotho, Liberia, Libya, Madagascar, Malawi, Mali, Mauritania, Mozambique, Myanmar, Niger, Nigeria, Pakistan, Senegal, Sierra Leone, Somalia, Nam Sudan, Sudan, Syria, Uganda, Yemen và Zimbabwe.

Lê Thảo (Lược dịch từ UN News)

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới
Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới

Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, thời tiết khô hạn ít tuyết trong nhiều tuần của mùa đông vừa qua đã làm dấy lên lo ngại rằng Italia có thể phải đối mặt với một đợt hạn hán khác sau tình trạng khẩn cấp vì hạn hán vào mùa hè năm ngoái. Được biết trong mùa đông mới đây, dãy núi Alps chỉ nhận được lượng tuyết rơi chưa bằng một nửa so với bình thường.

Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen có thể được thảo luận ở cấp cao nhất giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ
Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen có thể được thảo luận ở cấp cao nhất giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ

Theo Hãng tin Sputnik, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có thể thảo luận Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen, còn được biết đến là thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen, trong các cuộc đàm phán ở cấp cao nhất trong tương lai gần. Một nguồn thạo tin cho biết "giữa các nhà lãnh đạo tồn tại mối quan hệ được xây dựng dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.